Kỹ năng cần thiết khi làm bài trắc nghiệm môn Địa lí
Được đăng bởi Quản trị KD-sa.th.11    16/05/2019 09:31

Địa Lý là môn Khoa học xã hội nhưng đòi hỏi phải có tư duy tổng hợp, logic chứ không đơn thuần chỉ là học thuộc kiến thức. Vì vậy những bạn học môn Tự nhiên hoàn toàn có thể làm được môn này. Để ôn tập kiến thức lý thuyết môn Địa Lý một cách chắc chắn, các em cần chọn được phương pháp học sao cho phù hợp nhất.

Nếu chia theo từng lĩnh vực cụ thể có thể thấy, chương trình Địa Lý lớp 12 được chia thành 4 phần: Địa Lý Tự Nhiên, Địa Lý Dân cư, Địa lý Kinh tế và Địa lý vùng kinh tế

Các em học sinh có thể hệ thống kiến thức môn Địa theo sơ đồ hình cây hoặc sơ đồ tư duy hay các bảng vẽ trên hệ thống. Về mức độ phân hóa, đề thi môn Địa Lý đã có sự phân hóa rõ rệt dành cho cả học sinh thi tốt nghiệp và học sinh xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng vì không chỉ có những câu hỏi mang tính chất kiểm tra thông thường mà có cả những câu hỏi đòi hỏi học sinh phải có những hiểu biết sâu về môn học mới có thể làm được.

Đề thi môn Địa Lý với 40 câu hỏi trắc nghiệm cùng thời gian làm bài 50 phút được chia theo cấp độ từ cơ bản đến nâng cao cụ thể như sau:

Sau khi đã hệ thống hóa kiến thức tổng hợp, các em sẽ đi vào chi tiết từng bài. Lúc này các em nên áp dụng theo phương pháp đi từ tổng thể đến chi tiết, từ dễ đến khó. Nếu như so với đề thi tự luận yêu cầu các em cần nắm chắc kiến thức và học cách trình bày của những năm trước đây thì với đề thi trắc nghiệm hiện tại đòi hỏi các em phải có được kiến thức rộng và kỹ năng nhận định vấn đề nhanh. Ở bài thi trắc nghiệm đòi hỏi các em học sinh phải trả lời câu hỏi nhanh và không rườm rà vì thế trong quá trình học các em cần chú ý cả những chi tiết nhỏ nhất.

Về phần kỹ năng Địa Lý, các em cần phải nắm chắc kiến thức ở biểu đồ và bảng số liệu, biết cách nhận dạng từng biểu đồ sao cho chính xác.

Các loại biểu đồ và một số kỹ năng nhận dạng mà các em cần biết, đó là:

- Biểu đồ tròn: Khi đề bài yêu cầu học sinh thể hiện tỉ lệ, tỉ trọng và cơ cấu các đối tượng mà dưới 2 năm

- Biểu đồ cột (đơn, đôi): Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh những đối tượng có cùng đơn vị trong một năm.

- Biểu đồ đường biểu diễn: Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi hay tăng trưởng, diễn biến qua từng đơn vị năm.

- Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường: Khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối liên hệ với nhau. Hoặc có từ ba loại số liệu khác nhau và cùng biểu diễn trên một biểu đồ.

- Biểu đồ miền: Khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng trở lên từ 3 năm trở lên.

- Biểu đồ cột chồng: Khi đề bài yêu cầu thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng, theo tỉ lệ % chuyển đổi.

Khi làm các bài tập liên quan đến biểu đồ và bảng số liệu, đề thi thường yêu cầu thí sinh chọn loại biểu đồ thích hợp.

Đối với bảng số liệu có thể đề bài sẽ đưa ra yêu cầu tính toán hoặc nhận xét sao cho thích hợp, tìm ra quy luật hoặc mối liên hệ giữa các số liệu và rút ra nhận xét rồi giải thích.

Đối với việc sử dụng Atlat Địa Lý, thí sinh cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

             - Nắm chắc các ký hiệu trong Atlat: các kí hiệu về nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp... ở ba trang cuối của Atlat

             - Biết rõ những câu hỏi có thể sử dụng Atlat: Tất cả những câu hỏi yêu cầu về trình bày sự phân bố hoặc yêu cầu chỉ rõ ngành đó xuất hiện ở khu vực nào, lý do vì sao xuất hiện ở khu vực đó.

           - Sử dụng Atlat để khai thác biểu đồ: thông thường mỗi biểu đồ ngành kinh tế sẽ có từ 1-2 biểu đồ, cần biết cách khai thác để không phải ghi nhớ quá nhiều số liệu.

Xem thêm