Kỹ năng xác định phương hướng
Được đăng bởi Quản trị TP-sa.th.21    22/06/2017 11:26
Cách 1: Sử dụng la bàn.
- Khi sử dụng la bàn, ta cần nhớ rằng hướng Bắc của la bàn (còn gọi là Bắc Từ) không trùng với hướng Bắc của cực (trục) Trái Đất. Chúng cách nhau tới gần 2.000km (tức khoảng 13,8 độ Vĩ Tuyến – dài xấp xỉ chiều dài nước Việt Nam). Độ lệch đó gọi là Độ từ thiên.
- Độ từ thiên thay đổi tùy theo vị trí nơi ta đứng trên Trái Đất. Ở một số nơi, Độ từ thiên còn thay đổi theo thời gian.
- Điểm tập trung Bắc từ trường của trái Đất nằm ở trên đảo Bathustle thuộc miền Bắc nước Canada, đó là một hòn đảo từ trường cách chính diện cực Bắc 13,8 độ. Tọa độ địa lý của Bathustle là 101 độ kinh Tây và 76,2 độ Vĩ Bắc (điểm có mũi tên chỉ trên bản đồ dưới đây). Nơi đây là trung tâm điểm từ trường của cực Bắc. Do đó, tất cả những loại nam châm (hoặc những kim loại có từ tính) trên quả địa cầu này đều có một cực chỉ về hướng Bắc.
- Còn điểm Nam từ trường thì nằm ở ngoài khơi biển Nam Băng Dương, có tọa độ địa lý là 139 độ kinh Đông và 65 độ vĩ Nam (theo số liệu của Cục đo đạc bản đồ - năm 1970).
- Lợi dụng đặc điểm này, người ta đã tạo ra la bàn để định hướng. Theo các nhà khảo cổ thì những người Trung Hoa đã tìm ra nguyên tắc từ trường và sáng chế ra la bàn từ khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên.
- Ở nước ta, Bắc la bàn xem như gần trùng với hướng bắc của quả đất, Độ từ thiên không quá 1 độ.
- Có 2 loại địa bàn thông dụng: loại có kim (1 đầu có từ tính) quay trên một trục và chỉ hướng Bắc và loại không có kim mà chỉ có một mặt tròn trên có khắc mũi tên và luôn chỉ về một hướng hoặc ghi số 0 và chữ N.




Cách sử dụng la bàn quân sự
     Đây là loại la bàn tiêu biểu, có độ chính xác khá cao, rất tinh vi và dễ sử dụng. La bàn quân sự gồm các thành phần sau đây
1. Khoen đồng: Dùng để luồn ngón cái, giữ la bàn khi nhắm hướng và khóa nắp la bàn lại.
2. Nắp la bàn: Có một khe hình chữ nhật, ở giữa có 1 sợi dây đồng nhỏ gọi là “Chỉ nhắm hướng”, để nhắm vào ban ngày. Chỉ nhắm hướng có 2 chấm lân tinh dùng để nhắm vào ban đêm. Nắp la bàn được gắn với thân la bàn bằng 1 bảng lề.
3. Mặt la bàn: Gồm có hai mặt kính
- Mặt thứ nhất: Xoay tròn được, và có 120 nấc (mỗi nấc là 3 độ). Trên mặt kính có một vạch và một chấm lân tinh hợp với nhau tạo thành một góc 45 độ, góc là trục của la bàn.
- Mặt thứ hai: Cố định, có một vạch đen chuẩn hướng về nắp la bàn.
4. Mặt kính khắc số di động: Được gắn vào một thanh nam châm và xoay quanh một trục, trên đó có hai mặt số.
- Vòng ngoài: Màu đen, chỉ ly giác. Có 6400 ly giác.
- Vòng trong: Màu đỏ, chỉ độ. Có 360 độ.
5. Bộ phận nhắm: Gồm có khe nhắm và kính phóng đại.
6. Thước đo: Nằm ngoài cạnh trái của la bàn khi mở ra. Sử dụng được cho bản đồ có tỷ lệ là 1/25000.
Cách sử dụng

- Mở và ấn khoen đồng xuống phía dưới.
- Mở nắp và bẻ thẳng góc với mặt la bàn.
- Mở bộ phận ngắm xiên 45 độ so với mặt la bàn.
- Luồn ngón cái tay phải qua khoen đồng.
- Ngón tay trỏ phải ôm quanh thân la bàn, ba ngón còn lại đỡ thân la bàn.
- Tay trái ôm và nâng tay phải.
- Đưa địa bàn sát vào mắt, lấy đường ngắm.
Khi sử dụng la bàn ta phải lưu ý các điểm sau:
- Không gần vật kim loại: kim nam châm sẽ chỉ lệch.
- Không để gần lửa: Nam châm sẽ mất từ tính.

Cách 2: Xem hướng mọc - lặn của mặt trời

Ngay từ nhỏ, chắc chắn chúng ta đều biết một bài bài học vỡ lòng về cách xác định phương hướng là:

Sáng: Mặt trời mọc ở hướng Đông.

Chiều: Mặt trời lặn ở hướng Tây.

Thực chất điều này không hoàn toàn chính xác. Vị trí mọc và lặn của mặt trời trong năm không cố định mà thay đổi theo chu kỳ: Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí và mặt trời chỉ mọc và lặn đúng Đông, Tây vào Xuân Phân và Thu Phân mà thôi.

Những ngày Hạ Chí (21/22/06) thì mặt trời mọc ở Đông Bắc và lặn ở Tây Bắc.

Những ngày Đông Chí (21 hoặc 22/12) thì Mặt trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam.

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm
Có thể xác định phương hướng theo mặt trời. (Ảnh minh họa).

Cách 3: Xác định phương hướng bằng mặt trăng

Ban đêm nếu có trăng, thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng. Do Mặt Trăng cũng nằm trên đường Hoàng Đới, nên dường như nó cũng mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây giống như Mặt Trời. Nhưng Mặt Trăng lại khác Mặt Trời ở chỗ: lúc thì tròn lúc thì khuyết, nên việc xác định phương hướng cũng khác đôi chút.

Dân gian ta có câu:
Đầu trăng trăng khuyết ở Đông.
Cuối trăng trăng khuyết ở Tây.
Hoặc đơn giản hơn có thể nhớ:
Đầu tháng Tây trắng.
Cuối tháng Tây đen.


Kết quả hình ảnh cho Xác định phương hướng bằng mặt trăng


Tức là ta căn cứ vào khoảng những ngày trước rằm Âm Lịch (từ mùng 1 Âm Lịch đến mùng 14 Âm Lịch) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Đông.
Ngày Rằm, suốt đêm quan sát thấy ánh trăng tròn sáng vằng vặc trên bầu trời. Ta có thể dùng “Phương pháp Owen Doff” để xác định phương hướng cũng được.
Còn vào khoảng những ngày sau rằm Âm Lịch (từ mùng 17 đến mùng 30) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Tây.

Cách 4: Xác định phương hướng bằng "Gậy và Mặt trời" (Phương pháp Owen Doff)

Owen Doff là một phi công người Anh, trong suốt cuộc đời, ông đã phiêu lưu đi khắp nơi trên thế giới và đã tìm ra một cách để xác định phương hướng.

Ông đã thử hơn 1000 lần từ khắp nơi, và cho kết quả gần đúng chỉ với một cây gậy dưới ánh mặt trời. Để tưởng nhớ công ơn của ông, người ta đã gọi phương pháp này theo tên của ông là Oweb Doff.

Cách làm như sau:

Cắm một cây gậy xuống đất khi trời nắng, vuông góc với mặt đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T.

Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ.

Nối hai điểm T và Đ lại ta sẽ có một đường thẳng chỉ hướng Đông Tây, đầu T chỉ hướng Tây, đầu Đ chỉ hướng Đông. Xác định được hướng Đông/Tây thì sẽ dễ dàng xác định được hướng Bắc/Nam.

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách 5: Xác định phương hướng bằng đồng hồ có kim chỉ giờ

Đặt đồng hồ trên mặt đất phẳng, nằm ngang và xoay mặt đồng hồ sao cho kim ngắn A (kim giờ) trùng với bóng cây cắm phía ngoài. Kẻ đường phân giác OI của góc AOB (B là số 12 và O là trục kim đồng hồ).

Nếu là buổi sáng, đường phân giác OI sẽ xác định hướng Nam (tính theo chiều kim đồng hồ).

Nếu là buổi chiều, đường phân giác OI sẽ xác định hướng Bắc (tính theo ngược chiều kim đồng hồ).

Chú ý: Nếu là Nam bán cầu thì bạn sẽ tính ngược lại.

Nguyên lý của phương pháp này dựa trên hiện tượng Mặt trời mọc và lặn đối với Trái Đất, tạo thành một đường tròn xung quanh Trái Đất, trong 24 tiếng đồng hồ. Kim giờ của đồng hồ thì quay một vòng tròn trong 12 giờ, nghĩa là trong cùng một thời gian, kim đồng hồ vạch cung lớn hơn 2 lần.

Với cách ngược lại, nếu ta lấy hướng Bắc – Nam chia đôi cung do kim giờ vạch ra (với vị trí của mặt đồng hồ như đã làm ở trên), ta sẽ tìm thấy hướng của Mặt Trời đang xuất hiện.

Với phương pháp này không chính xác cho lắm, sai số có thể lên đến hàng chục độ. Nguyên nhân chính là vì mặt đồng hồ được đặt song song với mặt phẳng chân trời, còn đường di chuyển hàng ngày của Mặt trời chỉ ở cực mới nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Còn ở các vĩ độ khác, đường đó tạo nên với đường chân trời những góc khác nhau, góc đó có thể lớn hơn 90 độ (ở Xích Đạo). Vì lẽ đó, chỉ có ở vùng gần cực thì mới có thể dùng phương pháp này để xác định phương hướng cho kết quả chính xác mà thôi!

Ngoài xác định phương hướng theo Mặt trời, người ta cũng xác định phương hướng theo gió và kinh nghiệm khác.

* Xác định phương hướng theo gió:

Việt Nam chúng ta nằm trong vùng “Châu Á gió mùa” với hai loại gió chính. Gió mùa Đông Bắc và Gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc hoạt động kéo dài từ tháng 10 năm nầy cho đến tháng 4 năm sau, thổi từ Đông Bắc đến Tây Nam. Gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, thổi từ Tây Nam đến Đông Bắc.

Muốn biết gió thổi hướng nào, các bạn nhìn các ngọn cây, ngọn cỏ, lá cờ…

Cầm ít cát bụi, giấy vụn… thả xuống xem gió cuốn đi hướng nào.

Lau sạch một ngón tay, ngậm vào miệng chừng 10 giây, lấy ra đưa lên cao, nếu ngón tay lạnh phía nào là gió thổi từ phía đó.

* Xác định hướng theo kinh nghiệm:

Gặp thời tiết xấu, không nhìn rõ mặt trời, trăng, sao… và không có la bàn, các bạn có thể phỏng định phương hướng bằng cách nhìn vào thân cây. Phía nào ẩm ướt nhiều là hướng Bắc vì mặt trời không đi qua hướng này. Từ đó các bạn suy ra các hướng khác.

Chọn cây và công trình kiến trúc lâu năm để xem, phía thân cây có vở dày, xù xì mầu sẫm thì đó là hướng bắc. Công trình kiến trúc thì hướng nào mọc nhiều rêu, thẫm, ẩm ướt thì đó là hướng bắc.

Khi gặp một gốc cây bị cưa ngang, nhìn vòng tuổi ở vết cưa đó, hướng nào có các vồng tuổi ken dày hơn thì là hướng bắc.

Khi vào rừng gặp gốc cây có kiến, tổ kiến ở hướng nam.

Nếu gặp nhà thờ nằm độc lập thì cửa chính nhà thờ bao giờ cũng quay về hướng tây.


(Sưu tầm và tổng hợp)

Xem thêm