Một số cách tính thường dùng để xử lý bảng số liệu trong đề thi THPT
Được đăng bởi Quản trị KD-sa.th.11    03/04/2018 13:54

1. Tính mật độ dân số

Mật độ = Dân số / Diện tích

(Đơn vị: người/$km^2$)

2. Tính năng suất

Năng suất = Sản lượng/ Diện tích

(Đơn vị: tấn/ha; tạ/ha)

3. Thu nhập bình quân/người (Bình quân đều tính tương tự)

Bình quân = Tổng thu nhập/ Tổng số dân

(Đơn vị: USD/người)

4. Bình quân lương thực (cả nước, vùng, địa phương đều tương tự)

Bình quân = Tổng sản lượng/ Tổng số dân

(Đơn vị: kg/người)

5. Bình quân đất trên đầu người

Bình quân đất = Diện tích/ Dân số

(Đơn vị: $m^2$/người)

6. Gia tăng tự nhiên (Tg)

Tg = S (‰ Sinh) - T (‰ Tử) 

  •  Kết quả đổi ra % hoặc cách tính khác.

Tg = (Tổng số dân năm sau : Tổng số dân năm trước) x 100%.

(Đơn vị: %)

7. Tính cơ cấu (Cơ cấu kinh tế; phải tính theo giá thực tế)

Cơ cấu = X.100% / Tổng số; với X là một phần cơ cấu. Tổng cơ cấu bao giờ của bằng 100%.

(Đơn vị: %)

8. Cán cân xuất, nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu = Xuất khẩu – Nhập khẩu

  • Nếu kết quả dương gọi là Xuất siêu, nếu kết quả âm gọi là Nhập siêu, kết quả = 0 là cân bằng.

(Đơn vị: Đồng; USD)

9. Tính tốc độ tăng trưởng đối với các giá trị là đồng tiền của các năm liền kề. (Phải tính theo giá so sánh năm 2010, nhằm loại trừ yếu tố lạm phát hay còn gọi là trượt giá).

(Tổng của năm sau : Tổng của năm trước) x 100%

(Đơn vị: %)

10. Tính quy mô S2 so với S1 trong biểu đồ hình tròn.      
    $ S_{2}= \pi. R_{2} ^{2}; S_{1}= \pi. R_{1} ^{2} \nonumber \\ \Rightarrow S_{2}:S_{1}=\pi. R_{2} ^{2}:\pi. R_{1} ^{2} \nonumber \\ =R_{2} ^{2}:R_{1} ^{2} $

= Số lần lớn hơn.

(Đơn vị: số lần)

11. Tính bán kính R2 của biểu đồ tròn năm sau.

$R_{2}= \sqrt{ \frac{S_{2}}{S_{1}}}.R_{1}$

Trong đó R1 là bán kính hình tròn năm trước;

(Đơn vị: R đơn vị bán kính)

12. So sánh quy mô từ 2 biểu đồ hình tròn s2 và s1 cho trước.

Chỉ cần lấy thước đo đường kính 2 hình tròn, chia đôi ta có bán kính của 2 hình tròn. Từ đó, thay vào $ \Rightarrow R_{2} ^{2}:R_{1} ^{2}$  = Số lần lớn hơn.

(Đơn vị: lần)

13. Tính năng suất lao động xã hội.

(Tổng GDP : Tổng số lao động).

(Năng suất lao động ngành tính tương tự)

(Đơn vị: Triệu đồng/ lao động) 

Xem thêm