Một số câu hỏi ôn tập Lịch sử - 10. Cách mạng khoa học – công nghệ
Được đăng bởi Quản trị KD-sa.th.11    03/11/2017 09:48

Câu 1. Trình bày nguồn gốc, đặc điểm và những thành tựu chính của cách mạng khoa học – công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã có những tác động tích cực và tiêu cực như thế nào? Thời cơ và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay.

a. Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: sự bùng nổ dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh…

- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

b. Đặc điểm:

Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. Kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

c. Những thành tựu chính.

- Đạt được những thành tựu kì diệu trên mọi lãnh vực.

- Lĩnh vực khoa học cơ bản, có những bước tiến nhảy vọt: Trong toán học, vật lí, hóa học, sinh học.

+ Tháng 3-1997, tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.

+ Tháng 6 – 2000, các nhà khoa học đã công bố “Bản đồ gen người” và đến tháng 4- 2003, giải mã được bản đồ gien người.

- Lĩnh vực công nghệ:

+ Tìm ra nguồn năng lượng mới: Mặt trời, nguyên tử.

+ Chế tạo ra những vật liệu mới như chất Pôlime.

+ Sản xuất ra những công cụ mới như: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động.

+ Công nghệ sinh học có bước phát triển phi thường trong công nghệ di truyền, tế bào, vi sinh…

+ Cách mạng xanh trong nông nghiệp với những giống lúa mới có năng suất cao.

+ Phát minh ra những phương tiện thông tin liên lạc và giao thông vận tải siêu nhanh, hiện đại như: Cáp quang, máy bay siêu âm, tàu siêu tốc…

+ Chinh phục vũ trụ: đưa con người lên Mặt Trăng.

d. Tác động của khoa học – công nghệ.

- Tích cực:

+ Tăng năng suất lao động.

+ Nâng cao không ngừng mức sống, chất lượng cuộc sống của con người.

+ Đưa ra những đòi hỏi phải thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục.

+ Nền kinh tế- văn hóa- giáo dục thế giới có sự giao lưu quốc tế hóa ngày càng cao.

- Hạn chế:
+ Gây những hậu quả mà con người chưa khắc phục được.

+ Tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

+ Vũ khí hủy diệt.

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Bệnh tật.

- Qua đó đặt ra vấn đề khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng tới mục đích hoà bình nhân đạo trong việc sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật để phục vụ cho con người và sự tiến bộ của xã hội loài người.

g. Thời cơ và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay.

-Thời cơ giúp cho Việt Nam đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế của mình.

- Thách thức là sự cạnh tranh về kinh tế, nguy cơ bị tụt hậu về kinh tế.

Câu 2. Vai trò của cách mạng khoa học kỹ thuật trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta hiện nay quan trọng như thế nào? Vì sao?

- Trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay muốn thành công thì vai trò của khoa học kỹ thuật là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định.

- Thực tế sự tiến bộ của nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã chứng tỏ vai trò quan trọng của khoa học kỹ thuật.

Câu 3. Trình bày những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cấu hóa. Toàn cầu hóa đã có những mặt tích cực và tiêu cực nào?

- Xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX.

- Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những tác động ảnh hưởng lẫn nhau của tất cá các khu vực các quốc gia dân tộc trên thế giới.

- Những biểu hiện chủ yếu:

+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ quốc tế: từ sau 1945 đến cuối thập kỷ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế tăng 12 lần.

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Hiện có khoảng 500 công ty xuyên quốc gia kiểm soát 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao dổi của các công ty nầy tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.

+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn tăng lên nhanh chóng vào những năm cuối thế kỷ XX nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (như IMF, WB, WTO, EU, ASEAN,...) có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.

* Mặt tích cực và hạn chế

Toàn cầu hóa là thời cơ đồng thời cũng là những thách thức to lớn đối với các nước. "Nắm lấy thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta".
Xem thêm