Một số công thức giải nhanh Hóa học
Được đăng bởi Quản trị KD-sa.th.11    31/10/2017 14:13

* Công thức tính số đồng phân este đơn chức no, mạch hở: ${C_n}{H_{2n}}{O_2}$

Số đồng phân ${C_n}{H_{2n}}{O_2}$ = ${2^{n - 2}}(1 < n < 5)$

Ví dụ:

Số đồng phân của este đơn chức no, mạch hở có công thức phân tử ${C_2}{H_4}{O_2}$ là ${2^{2 - 2}} = 1.$

* Công thức tính số đồng phân amin đơn chức no, mạch hở: ${C_n}{H_{2n + 3}}N$

Số đồng phân ${C_n}{H_{2n + 3}}N = {2^{n - 1}}\left({n < 5} \right)$

Ví dụ:

* Số đồng phân của anin đơn chức no, mạch hở có công thức phân tử

a. ${C_2}{H_7}N$ là ${2^{2 - 2}} = 2.$

b. ${C_3}{H_9}N$ là ${2^{3 - 1}} = 4.$

* Công thức tính số trieste (triglixerit) tạo bởi glixerol và hỗn hợp n axit béo

Số trieste = $\frac{{{n^2}\left({n + 1} \right)}}{2}$ 

Ví dụ:

Đun nóng hỗn hợp gồm glixerol với hai axit béo là axit panmitic và axit stearic (xúc tác ${H_2}S{O_4}$ đặc) thì thu được bao nhiêu trieste?

Số trieste = $\frac{{{2^2}\left({2 + 1} \right)}}{2} = 6.$

* Công thức tính số đi, tri, tetra... n peptit tối đa tạo bởi hỗn hợp gồm x amino axit khác nhau

Số n $pepti{t_{\max }} = {x^n}$

Ví dụ:

Có tối đa bao nhiêu đipeptit, tripeptit thu được từ hỗn hợp gồm 2 amino axit là glyxin và alanin?

Số đipeptit = $2^2$ = 4

Số tripeptit = $2^3$ = 8

* Công thức tính khối lượng amino axit A (chứa n nhóm -$N{H_2}$ và $m$ nhóm -COOH) khi cho amino axit này vào dung dịch chứa $a$ mol HCl, sau đó cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với $b$ mol NaOH.

${m_A} = {M_A}.\frac{{b - a}}{m}$

Ví dụ:

Cho $m$ gam glyxin vào dung dịch chứa $0,3$ mol $HCl$. Dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 0,5 mol $NaOH$. Tìm $m?$ (Biết ${M_{glyxin}} = 75$)

${m_{glyxin}} = 75.\frac{{0,5 - 0,3}}{1} = 15gam$

* Công thức tính khối lượng amino axit A (chứa n nhóm –N$H_2$ và $m$ nhóm -COOH khi cho amino axit này vào dung dịch chứa a mol NaOH, sau đó cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với b mol HCl.

${m_A} = {M_A}.\frac{{b - a}}{n}$

Ví dụ:

Cho m gam alanin vào dung dịch chứa 0,375 mol NaOH. Dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 0,575 mol HCl. Tìm m? ($M_{alanin}$ = 89 )

${m_A} = 89.\frac{{0,575 - 0,375}}{1} = 17,8gam$

* Công thức tính khối lượng muối clorua khi cho kim loại tác dụng với dung dịch $HCl$ giải phóng khí $H_2$

${m_{Muối\,Clorua}} = {m_{KL}} + 71.{n_{{H_2}}}$

Ví dụ:

Cho 10 gam hỗn hợp kim loại gồm $Mg, Al, Zn$ tác dụng với dung dịch $HCl$ thu được 22,4 lít khí $H_2$ (đktc). Tính khối lượng muối thu được .

$m_{Muối\,clorua}$ = $m_{KL}$ + 71.${n_{{H_2}}}$ = 10 + 71. 1 = 81 gam

* Công thức tính khối lượng muối sunfat khi cho kim loại tác dụng với dung dịch ${H_2}S{O_4}$ loãng giải phóng khí $H_2$

${m_{Muối\,sunfat}} = {m_{KL}} + 96.{n_{{H_2}}}$

Ví dụ:

Cho 10 gam hỗn hợp kim loại gồm $Mg, Al, Zn$ tác dụng với dung dịch ${H_2}S{O_4}$ loãng thu được 2,24 lít khí $H_2$ (đktc). Tính khối lượng muối thu được .

${m_{Muối\,sunfat}} = {m_{KL}} + 96.{n_{{H_2}}}$ = 10 + 96. 0,1 = 19,6 gam

* Công thức tính khối lượng muối sunphat khi cho kim loại tác dụng với dung dịch ${H_2}S{O_4}$ đặc tạo sản phẩm khử $S{O_2},S,{H_2}S,{H_2}O$

$\begin{array}{*{20}{l}}
{{m_{Muoisunfat}} = {m_{KL}} + \frac{{96}}{2}.\left( {2{n_{S{O_2}}} + 6{n_S} + 8{n_{{H_2}S}}} \right)}\\
{ = {m_{KL}} + 96.\left( {{n_{S{O_2}}} + 3{n_S} + 4{n_{{H_2}S}}} \right)}
\end{array}$

* Lưu ý: Sản phẩm khử nào không có thì bỏ qua

* ${n_{{H_2}S{O_4}}} = 2{n_{S{O_2}}} + 4{n_S} + 5{n_{{H_2}S}}$

* Công thức tính khối lượng muối nitrat khi cho kim loại tác dụng với dung dịch $HN{O_3}$ giải phóng khí: $N{O_2},NO,{N_2}O,{N_2},N{H_4}N{O_3}$

${m_{Muối\,Nitrat}} = {m_{KL}} + 62.\left({{n_{N{O_2}}} + 3{n_{NO}} + 8{n_{{N_2}O}} + 10{n_{{N_2}}} + 8{n_{N{H_4}N{O_2}}}} \right)$

* Lưu ý: Sản phẩm khử nào không có thì bỏ qua

${n_{HN{O_3}}} = 2{n_{N{O_2}}} + 4{n_{NO}} + 10{n_{{N_2}O}} + 12{n_{{N_2}O}} + 10{n_{N{H_4}N{O_3}}}$

* Công thức tính khối lượng muối clorua khi cho muối cacbonat tác dụng với dung dịch $HCl$ giải phóng khí $C{O_2}$ và ${H_2}O$

${m_{Muối\,clorua}} = {m_{muối\,cacbonat}} + 11.{n_{C{O_2}}}$

* Công thức tính khối lượng muối sunfat khi cho muối cacbonat tác dụng với dung dịch ${H_2}S{O_4}$ loãng giải phóng khí $C{O_2}$ và ${H_2}O$

${m_{Muối\,sunfat}} = {m_{muối\,cacbonat}} + 36.{n_{C{O_2}}}$

* Công thức tính khối lượng muối clorua khi cho muối sunfit tác dụng với dung dịch $HCl$ giải phóng khí $S{O_2}$ và ${H_2}O$

${m_{Muối\,clorua}} = {m_{muối\,sunfit}} - 9.{n_{S{O_2}}}$

* Công thức tính số mol oxi trong oxit khi cho oxit tác dụng với dung dịch axit tạo muối và ${H_2}O$

${n_{O(Oxit)}} = {n_{O({H_2}O)}} = \frac{1}{2}{n_{H(Axit)}}$

* Công thức tính khối lượng muối sunfat khi cho oxit kim loại tác dụng với dung dịch ${H_2}S{O_4}$  loãng tạo muối sunfat và ${H_2}O$

Oxit + dd ${H_2}S{O_4}$ loãng $ \to $ Muối sunfat + ${H_2}O$

m (Muối sunfat) = ${m_{oxit}}$ + 80 ${n_{{H_2}S{O_4}}}$

* Công thức tính khối lượng muối clorua khi cho oxit kim loại tác dụng với dung dịch $HCl$ tạo muối clorua và ${H_2}O$

Oxit + dd $HCl$ $ \to $ Muối clorua + ${H_2}O$

m (Muối clorua) = $m_{Oxit}$ + 55 ${n_{{H_2}O}}$ = $m_{Oxit}$ + 27,5

* Công thức tính khối lượng kim loại khi cho oxit kim loại tác dụng với các chất khử như: $CO,$ $H_2$

${m_{KL}}$ = $m_{Oxit}$ - ${m_{o(oxit)}}$

${n_{o(oxit)}}$ = ${n_{CO}}$ = ${n_{{H_2}}}$ = ${n_{{H_2}O}}$ =${n_{C{O_2}}}$

* Công thức tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết một lượng $C{O_2}$ vào dung dịch $Ca{\left( {OH} \right)_2}$ hoặc $Ba{\left( {OH} \right)_2}$.

${n_{kết\,tủa}} = {n_{OH}} - {n_{C{O_2}}}$ (với ${n_{kết\,tủa}} \le {n_{C{O_2}}}$ hoặc đề cho dd bazơ phản ứng hết)

* Công thức tính thể tích $C{O_2}$ cần hấp thụ hết vào một dung dịch $Ca{\left( {OH} \right)_2}$ hoặc $Ba{\left( {OH} \right)_2}$ để thu được một lượng kết tủa theo yêu cầu.

Ta có hai kết quả:

${n_{C{O_2}}} = {n_{kết\,tủa}}$

${n_{C{O_2}}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_{kết\,tủa}}$

* Công thức tính thể tích dung dịch $NaOH$ cần cho vào dung dịch $A{l^{3 + }}$ để xuất hiện một lượng kết tủa theo yêu cầu

Ta có hai kết quả:

${n_{O{H^ - }}} = 3.{n_{kết\,tủa}}$

${n_{O{H^ - }}} = 4.{n_{A{l^{3 + }}}} - {n_{kết\,tủa}}$

* Công thức tính thể tích dung dịch $NaOH$ cần cho vào hỗn hợp dung dịch $A{l^{3 + }}$ và ${H^ + }$ để xuất hiện một lượng kết tủa theo yêu cầu

Ta có hai kết quả:

${n_{O{H^ - }\min }} = {n_{{H^ + }}} + 3.{n_{kết\,tủa}}$

${n_{O{H^ - }\max }} = 4.{n_{A{l^{3 + }}}} - {n_{kettua}} + {n_{{H^ + }}}$

Ví dụ:

Cần cho bao nhiêu lít dung dịch $NaOH$ 1M lớn nhất vào dung dịch chứa đồng thời 0,6 mol $A{l^{3 + }}$ và 0,2 mol $HCl$ để được 39 gam kết tủa .

Hướng dẫn

$\begin{array}{*{20}{l}}
{{n_{O{H^ - }\max }} = 4.{n_{A{l^{3 + }}}} - {n_{k?t{\kern 1pt} t?a}} + {n_{{H^ + }}}}\\
{ = 4.0,6 - 0,5 + 0,2 = 2,1mol}\\
{ \Rightarrow V = 2,1lit}
\end{array}$

* Công thức tính thể tích dung dịch $HCl$ cần cho vào dung dịch $NaAl{O_2}$để xuất hiện một lượng kết tủa theo yêu cầu

Ta có hai kết quả:

${n_{{H^ + }}} = {n_{kết\,tủa}}$

${n_{{H^ + }}} = 4.{n_{Al{O_2}^ - }} - 3.{n_{kết\,tủa}}$

Ví dụ:

Cần cho bao nhiêu lít dung dịch $HCl$ 1M vào dung dịch chứa 0,7 mol $NaAl{O_2}$ để thu được 39 gam kết tủa .

Hướng dẫn

Ta có hai kết quả:

${n_{{H^ + }}} = {n_{kết\,tủa}}$$ = 0,5$ $ \Rightarrow V = 0,5lit$

${n_{{H^ + }}} = 4.{n_{Al{O_2}^ - }} - 3.{n_{kết\,tủa}}$

$\begin{array}{*{20}{l}}
{ = 4.0,7 - 3.0,5 = 1,3mol}\\
{ \Rightarrow V = 1,3lit}
\end{array}$

* Công thức tính thể tích dung dịch $HCl$ cần cho vào hỗn hợp dung dịch $NaOH$ và $NaAl{O_2}$ để xuất hiện một lượng kết tủa theo yêu cầu.

Ta có hai kết quả:

${n_{{H^ + }}} = {n_{O{H^ - }}} + {n_{kết\,tủa}}$

${n_{{H^ + }}} = 4.{n_{Al{O_2}^ - }} - 3.{n_{kết\,tủa}} + {n_{O{H^ - }}}$

Ví dụ:

Cần cho bao nhiêu lít dung dịch $HCl$ 1M cực đại vào dung dịch chứa đồng thời 0,1 mol $NaOH$ và 0,3 mol $NaAl{O_2}$ hoặc $Na\left[ {Al{{\left( {OH} \right)}_4}} \right]$ để thu được 15,6 gam kết tủa.

Hướng dẫn

${n_{{H^ + }\left( {\max } \right)}} = 4.{n_{Al{O_2}^ - }} - 3.{n_{kết\,tủa}} + {n_{O{H^ - }}}$

$\begin{array}{l}
 = 4.0,3 - 3.0,2 + 0,1 = 0,7mol\\
 \Rightarrow V = 0,7lit
\end{array}$

 

Xem thêm