Ngày Cách mạng tháng Tám
Được đăng bởi Quản trị KD-sa.th.11    23/08/2019 15:00


             Diễn biến Cách mạng tháng Tám

Ngày 13/8/1945, sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị hỏa tốc yêu cầu tổng khởi nghĩa.

Chiều 17/8, Tổng hội Viên chức (tổ chức của chính quyền và lực lượng thân Nhật thành lập) tổ chức mít tinh tại Nhà hát Lớn, Hà Nội để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, Ủy ban khởi nghĩa đã biến thành cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh.

Sáng 19/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa phát lời hiệu triệu đồng bào đứng lên giành chính quyền ở thành phố Hà Nội.

Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu...

Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre...

Những mốc thời gian liên quan

Trước Cách mạng tháng Tám, cách mạng Việt Nam đã diễn ra nhiều cuộc tập dượt, từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, phong trào Dân chủ 1936-1939 đến cao trào cách mạng 1939-1945.

Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh quy tụ đồng bào có chung mục đích đánh đuổi thực dân và đế quốc giành độc lập.

Ngày 16 và 17/8/1945, hơn 60 đại biểu đại diện cho ba miền Bắc - Trung - Nam, các ngành, các giới, một số kiều bào ở nước ngoài… đã tham dự Quốc dân Đại hội tại đình Tân Trào (Tuyên Quang). Quốc dân Đại hội đã nhất trí chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng. Đại hội quy định Quốc ca là bài Tiến quân ca, Quốc kỳ là lá cờ nền đỏ giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở khu vực nông thôn miền Bắc, đại bộ phận miền Trung và một phần miền Nam.

Ngày 17/8/1945, Xứ ủy Bắc kỳ và Thành ủy thành phố Hà Nội quyết định tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi vào ngày 19/8.

Ngày 23/8, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Trung kỳ và tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, nhân dân đã chiếm các công sở và triều đình Huế, buộc vua Bảo Đại thoái vị.

Ngày 25/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam bộ, hàng triệu người dân thành phố Sài Gòn xuống đường chiếm các vị trí quan trọng, thành lập chính quyền cách mạng.

Trong 15 ngày cuối tháng 8 năm 1945, cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước đã về tay Nhân dân.

Ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám

Cách mạng Tháng Tám là kết quả quá trình đấu tranh lâu dài, kiên cường, bất khuất của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng.

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm bị thực dân, phát xít đô hộ.

Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ.

Tài liệu tham khảo

https://nhandan.com.vn/chinhtri/xa-luan/item/41254102-phat-huy-tinh-than-cach-mang-thang-tam-trong-xay-dung-va-bao-ve-to-quoc.html

http://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/hao-khi-cach-mang-thang-tam-va-quoc-khanh-2-9

http://laodongthudo.vn/cach-mang-thang-tam-nhung-ngay-ha-noi-suc-soi-95259.html

https://kinhtemoitruong.vn/cach-mang-thang-tam-nam-1945-moc-son-lich-su-vi-dai-cua-dan-toc-8899.html

http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/14934/ky-niem-68-nam-cach-mang-thang-tam-8-1945-8-2013-tong-khoi-nghia-gianh-chinh-quyen-o-hue-va-sai-gon-p5.html

Xem thêm