Những điểm cần lưu ý khi làm bài thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Địa Lí
Được đăng bởi Quản trị KD-sa.th.11    09/05/2019 16:37

Việc rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng mà mỗi giáo viên Địa lí phải thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học và ôn luyện cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Địa lí Việt Nam trong chương trình địa lí lớp 12 THPT, giúp các em đạt được kết quả cao trong các kì thi.

Việc rèn luyện các kĩ năng Địa lí được thưc hiện trong các tiết ôn tập nhằm củng cố kiến thức lý thuyết về thực hành và đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành.

Quá trình thực hiện 
            Ôn lại những kiến thức cơ bản về thực hành  (những công thức - cách tính -  cần thiết và vận dụng công thức để xử  lí số liệu trong phần vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu; các loại biểu đồ cơ bản; thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, giải thích nguyên nhân và phân tích bảng số liệu rút ra nhận xét). Một số công thức tính toán trong Địa lí thí sinh cần ghi nhớ để làm bài thi THPT quốc gia tốt hơn

Trước hết, để học sinh có thể thực hiện được phần xử lí số liệu trong các bài thực hành nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ, giáo viên tổng hợp một số công thức thường dùng để tính toán sau đó cho học  sinh thực hành (thực hiện ở phần nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ) trong tài liệu Hướng dẫn ôn thi Tốt nghiệp THPT (Tài liệu ôn thi tốt nghiệp).

Bao gồm các công thức ở bảng sau:

TT Nội dung Công thức tính Đơn vị
1 Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên Tg = S – T
Tg : Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên;
S : Tỉ suất sinh thô;
T: Tỉ suất tử thô
(%)
2 Tính mật độ dân số Mật độ dân số = Số dân / Diện tích người/km2
3 Tính cơ cấu
(tỉ trọng, tỉ lệ phần trăm)
Tỉ lệ % của TP (A)= (GTA/TS)x100 =
GTA – Giá trị của thành phần A
TS – Tổng số
%
4 Tính năng suất Năng suất = Sản lượng / Diện tích tấn/ha;tạ/ha
5 Tính bình quân theo đầu người BQĐN = Tổng số / Số dân Phụ thuộc đề (có thể kg/người,
USD/người…)
6 Tính tốc độ tăng trưởng (sự gia tăng, chỉ số phát triển) lấy năm đầu tiên = 100,0 Tốc độ tăng trưởng năm (sau)= (Giá trị năm : giá trị năm đầu) x 100 %

 

Các công thức nêu trên được áp dụng để tính toán trong phần nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ.

Học sinh cần lưu ý:

- Tỉ suất gia tăng dân số tính bằng phần trăm nhưng tỉ suất sinh và tỉ suất tử tính bằng phần nghìn nên phải đổi từ phần nghin ra phần trăm bằng cách chia kết quả (hiệu tìm được) cho 10.

- Đổi đơn vị: 1tấn = 10 tạ = 1000kg. Nếu đổi tấn ra tạ thì sau khi chia, lấy kết quả chia được nhân với 10, nếu đổi tấn ra kg thì nhân với 1000.

* Phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê

Đối với loại câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu thống kê cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến thức của người học vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác định kiến thức Địa lí.

Về các bước tiến hành nhận xét:

- Nhận xét bảng số liệu thực chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang và cột dọc, rút ra những nhận xét cần thiết.

Để học sinh có thể nhận xét đúng và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, học sinh khi phân tích bảng số liệu, cần  thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:

- Xác định yêu cầu của câu hỏi trong đề bài , bài tập để xác định mục đích làm việc với bảng số liệu;

- Đọc tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, xác định rõ các tiêu chí cần nhận xét;

- So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí, cụ thể: Nhận xét sự thay đổi của đối tượng Địa lí theo thời gian thì so sánh số liệu của các mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời  gian liền kề nhau theo thứ tự , các mốc có tính đột biến. Đối với các lãnh thổ, cần lưu ý so sánh các đối tượng địa lí của các lãnh thổ lớn với nhau, các lãnh thổ nhỏ với nhau và ngược lại;

- Khi nhận xét cơ cấu mà số liệu trong bảng là các số các số liệu tuyệt đối (ví dụ: Triệu tấn, tỉ kw/h , triệu người, …) mà đề lại yêu cầu nhận xét cơ cấu thì phải tính cơ cấu (tính tỉ lệ %);

- Khi trình bày nhận xét phải theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ cao xuống thấp, …bám sát yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu. Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục.

- Để giải thích được nguyên nhân của các hiện tượng địa lí có trong bảng số liệu phải dựa vào kiến thức đã học. Vì vậy, học sinh cần phải nắm được các mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật hiện tượng địa lí; mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với dân số, giữa tự nhiên với dân cư và kinh tế xã hội…

Nhận xét biểu đồ

Phần kiểm tra kĩ năng biểu đồ của học sinh trong kì thi tốt nghiệp THPT gồm có các yêu cầu vẽ và nhận xét biểu đồ, dựa vào biểu đồ và kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân của các hiện tượng địa lí.

Cần ôn lại những nội dung về kiến thức và kĩ năng cơ bản của các loại biểu đồ, bao gồm: ý nghĩa của biểu đồ, những căn cứ để xác định biểu đồ, những yêu cầu cần đạt và những điểm cần chú ý khi vẽ biểu đồ.

Kĩ năng quan trọng nhất đối với phần biểu đồ là kĩ năng xác định biểu đồ thích hợp theo yêu cầu của đề bài.

Nếu như xác định sai biểu đồ thì học sinh sẽ mất điểm phần này và bài thi không thể đạt điểm cao. Để lựa chọn đúng biểu đồ căn cứ quan trọng là dựa vào yêu cầu của đề bài và ý nghĩa của biểu đồ. Tiếp đến là học sinh phải nắm chắc các kĩ thuật thể hiện, các yêu cầu đối với từng loại biểu đồ.

Trong quá trình ôn thi tốt nghiệp, để học sinh yếu cũng có thể xác định đúng và vẽ được biểu đồ đảm bảo các yêu cầu, cần ôn lại những kiến thức cơ bản về biểu đồ (cách xác định và các yêu cầu cần đạt và một số điểm cần chú ý khi vẽ đối với mỗi loại biểu đồ) sau đó mới thực hành vẽ biểu đồ.

Để học sinh dễ nhớ trong kỳ thi THPT quốc gia, giáo viên tóm tắt ngắn gọn những kiến thức cơ bản về biểu đồ ở bảng sau:

Loại
biểu đồ
Căn cứ xác định
(yêu cầu của đề)
Yêu cầu cần đạt Chú ý
Biều đồ cột - Thể hiện tốt nhất tình hình phát triển, số lượng, khối lượng, so sánh độ lớn;
- Thể hiện cơ cấu bằng số liệu tuyệt đối
- Lấy tỉ lệ cân đối giữa trục đứng và trục ngang.
- Các cột có chiều rộng bằng nhau, chiều cao tương ứng với số liệu
- Vẽ hai đối tượng có số liệu không cùng đơn vị thì vẽ hai trục đứng.
 
Biểu đồ đường Thể hiện tốt nhất tốc độ phát triển, chỉ số phát triển, sự gia tăng, tốc độ tăng,… - Đúng tỉ lệ, sạch, đẹp, cân đối giữa hai trục;
- Khoảng cách các năm trên biểu đồ tương ứng với khoảng cách năm trong bảng số liệu;
- Vẽ xuất phát từ trục đứng;
- Nếu vẽ hai đường không cùng đơn vị thì vẽ hai trục đứng;
- Thể hiện sự gia tăng thì số liệu phải tính bằng đơn vị %
Biểu đồ tròn Vẽ biểu đồ thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu hoặc sự chuyển dịch (sự thay đổi) cơ cấu, số lượng hình tròn cần vẽ từ 1 đến 3 hình
 
- Các hình vẽ trên cùng một trục ngang;
- Nếu thể hiện thời gian thì các hình tròn phải xếp theo thứ tự thời gian như trong bảng số liệu.
 
- Đơn vị phải là phần trăm (%).
- Bắt đầu vẽ từ kim chỉ 12 giờ;
- Sử dụng kí hiệu và chú giải chung.
Biểu đồ miền
 
Vẽ biểu đồ thể hiện tốt nhất cơ cấu hoặc sự chuyển dịch (hay sự thay đổi) cơ cấu mà bảng số liệu có từ 4 năm trở lên. Khoảng cách các năm trên biểu đồ phải tương ứng với khoảng cách năm trong bảng số liệu
 
 
- Đơn vị phải là phần trăm (%).
- Biểu đồ miền là một hình chữ nhật nằm ngang
Biểu đồ
kết hợp giữa cột và đường
 
Vẽ biểu đồ thể kết hợp thể hiện từ hai đối tượng trở lên
 
- Đảm bảo các yêu cầu của biểu đồ cột và biểu đồ đường.
+ Điểm xuất phát để vẽ-theo biểu đồ cột.
+ Khoảng cách năm tương ứng khoảng cách năm trong bảng số liệu.
 
- Có hai trục đứng;
- Nếu bảng số liệu có hai đối tượng địa lí cần thể hiện, trong đó một đối tượng lại được chia ra 2 hoặc 3 thành phần thì đối tượng đó vẽ cột chồng

 Yêu cầu chung đổi với biểu đồ:

Biểu đồ cần phải ghi đầy đủ: tên biểu đồ, tên trục (đối với biểu đồ cột và đường), tên hình tròn (đối với biểu đồ tròn có từ hai hình trở lên), số liệu trên biểu đồ, chú giải  (nếu thể hiện từ hai đối tượng trở lên). Đảm bảo chính xác, sạch, đẹp

Sau khi đã ôn lại phần lí thuyết cơ bản (nội dung của phần trên), hoc sinh nên luyện tập làm một số bài thực hành (nhận xét một bảng số liệu và mỗi loại biểu đồ, làm một bài tập) để kiểm tra, và tiếp tục rèn luyện trong cả quá trình ôn tập theo nội dung hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT.

Xem thêm