Phương pháp làm bài nghị luận xã hội
Được đăng bởi Quản trị KD-sa.th.11    06/10/2017 09:31

1. Nghị luận về tư tưởng đạo lí

A. Mở bài

* Dẫn dắt:

- Hướng người nghe, người đọc vào đề tài một cách tự nhiên.

- Gợi được sự hứng thú đối với vấn đề sẽ được trình bày.

* Nêu vấn đề:

- Thông báo chính xác ngắn gọn về đề tài.

* Trích dẫn:

- Trích dẫn nguyên văn của câu nói, nhận định.

B. Thân bài

* Giải thích (trả lời câu hỏi: “Nói vấn đề gì? Vì sao lại nói như vậy? Ý nghĩa của vấn đề này là gì?”)

- Giải thích từ, cụm từ quan trọng, những từ diễn đạt tượng trưng, ẩn dụ. Nếu là một câu có nhiều vế, cần chú ý mối quan hệ giữa các vế để từ đó thấy được nhận định muốn nói gì.

- Giải thích ý nghĩa của cả câu.

* Chứng minh  (trả lời câu hỏi: “Ý kiến này có những điểm nào hợp lý và chưa hợp lý?”)

- Luận điểm 1: Lí lẽ + dẫn chứng

.............

- Luận điểm n: lí lẽ + dẫn chứng

* Bình luận: trả lời những câu hỏi dưới đây

- Phải phê phán/ khen ngợi những biểu hiện nào trái ngược vấn đề?

- Phải mở rộng vấn đề ra những phạm vi nào?

- Phải làm những gì để thực hiện/ hạn chế vấn đề?

C. Kết bài

- Thông báo rằng đề tài đã được trình bày xong.

- Nêu đánh giá khái quát vấn đề.

- Rút ra bài học nhận thức.

- Liên hệ bản thân hoặc nêu những liên tưởng sâu rộng hơn về vấn đề.

2. Nghị luận về hiện tượng đời sống

A. Mở bài

* Dẫn dắt:

- Hướng người nghe, người đọc vào đề tài một cách tự nhiên.

- Gợi được sự hứng thú đối với vấn đề sẽ được trình bày.

* Nêu vấn đề:

- Thông báo chính xác ngắn gọn về đề tài.

* Trích dẫn:

- Trích dẫn nguyên văn với câu nói, nhận định.

B. Thân bài

- Nêu biểu hiện

- Trình bày nguyên nhân

- Mô tả tác hại

- Đề xuất biện pháp chấn chỉnh hiện tượng.

C. Kết bài

- Thông báo rằng đề tài đã được trình bày xong.

- Nêu đánh giá khái quát vấn đề.

- Rút ra bài học nhận thức.

- Liên hệ bản thân hoặc nêu những liên tưởng sâu rộng hơn về vấn đề.

3. Nghị luận về một vấn đề mang ý nghĩa xã hội rút ra từ tác phẩm văn học

A. Mở bài

* Dẫn dắt:

- Hướng người nghe, người đọc vào đề tài một cách tự nhiên.

- Gợi được sự hứng thú đối với vấn đề sẽ được trình bày.

* Nêu vấn đề:

- Thông báo chính xác ngắn gọn về đề tài.

* Trích dẫn:

- Trích dẫn nguyên văn với câu nói, nhận định.

B. Thân bài

- Giải thích và nêu vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

- Phân tích biểu hiện vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

- Bàn luận sự đúng/ sai của vấn đề xã hội đó

- Vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện nay?  

C. Kết bài

- Thông báo rằng đề tài đã được trình bày xong.

- Nêu đánh giá khái quát vấn đề.

- Rút ra bài học nhận thức.

- Liên hệ bản thân hoặc nêu những liên tưởng sâu rộng hơn về vấn đề.

* Chú ý chung

- Những ý tưởng cần được diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, trong sáng... Lí lẽ, lập luận vừng chắc nhưng không khô khán, câu văn cần có hình ảnh để tăng sức biểu cảm. Cần tránh trường hợp chỉ nói mơ hồ chung chung mà không nêu rõ được quan niệm hay đề xuất một giải pháp nào cụ thể, khả thi.

- Phải đúng đắn, tập trụng, có định hướng và mới mẻ.

- Cần cụ thể, chính xác. Tránh kể lể, dẫn chứng dông dài...

Xem thêm