Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy để tổng kết bài học
Được đăng bởi Quản trị TP-sa.th.21    21/06/2017 15:29

1. Ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) trong học tập Địa lí

- Sử dụng BĐTD giúp HS dễ dàng hệ thống hóa kiến thức của một bài, một chương hay toàn bộ chương trình học.

- Khi vẽ BĐTD các em sẽ phát huy được tối đa khả năng tư duy của bản thân và luôn hứng thú trong học tập.

- Sử dụng BĐTD để tổng kết nội dung đã học, HS có thể vẽ thêm các nhánh mới (phát triển ý tưởng mới) theo cách hiểu của mình. Như vậy, vẽ BĐTD để tổng kết bài học giúp các em bước đầu tập nghiên cứu khoa học.

- BĐTD giúp HS dễ dàng trình bày ý tưởng trước lớp và tiết kiệm được thời gian ghi chép, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, giúp HS nắm bắt được kiến thức qua một bản đồ thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

- Ở cùng một nội dung kiến thức khi vẽ BĐTD mỗi HS sẽ dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt theo cách riêng của mình vì vậy vẽ BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của HS, tăng tính độc lập và rèn luyện khả năng tự học cho HS.

2. Hướng dẫn HS vẽ bản đồ tư duy

Ví dụ: BĐTD tổng kết bài 13 - Địa hình bề mặt Trái Đất (Địa lí lớp 6).

Các bước để vẽ BĐTD như sau:

Chủ đề nằm ở chính giữa, có thể viết tên hoặc vẽ 1 hình ảnh thể hiện chủ đề của bản đồ tư duy. (Tên của chủ đề có thể là tên 1 đề mục, tên bài học).
Từ trung tâm của bản đồ tư duy vẽ các nhánh chính, mỗi nhánh thể hiện 1 nội dung chính của chủ đề (Nên dùng các đường cong với các màu sắc khác nhau để dễ nhớ các nội dung bài học).
Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ thể hiện các đặc điểm của nhánh chính.


Sau khi giới thiệu về BĐTD, HS trình bày các kiến thức được thể hiện trên bản đồ tư duy bằng lời cho cả lớp cùng nghe.

Ví dụ: phân loại núi theo tuổi thì có 2 loại núi là núi già và núi trẻ. Núi già có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng. Núi trẻ có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.

 

Sau khi dùng lời để mô tả đặc điểm của đối tượng, các em sử dụng hình ảnh để thể hiện đặc điểm của đối tượng, phát huy tối đa khả năng sáng tạo và giúp các em dễ nhớ bài học.

Ví dụ:


(Sưu tầm và tổng hợp)



 

Xem thêm