Phương pháp vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu
Được đăng bởi Quản trị KD-sa.th.11    12/05/2017 13:46
Một số yêu cầu khi vẽ các dạng biểu đồ:

- Tất cả các dạng biểu đồ cần vẽ đầy đủ, có tên biểu đồ, chú giải, đơn vị chính xác và nên vẽ bằng bút bi, không được vẽ bằng bút chì.

- Cần ghi lại bằng xử lí số liệu và đơn vị (nếu có).

- Một số dạng biểu đồ thường gặp:

* Biểu đồ hình tròn (thường vẽ cơ cấu từ 1 đến 3 năm là tối đa, có tỉ lệ %. Nếu bảng số liệu từ 4 năm trở đi thì vẽ biểu đồ miền):

 

* Biểu đồ hình cột (thường vẽ nhiều cột ứng với nhiều năm, hoặc nhiều cột ứng với nhiều vùng hay nhiều ngành, như cột lượng mưa, cột dân số, cột diện tích, sản lượng, cột tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm, cột số lượng trang trại, cột sản lượng than, dầu,...):

 

* Biểu đồ đồ thị (còn gọi là biểu độ đường, thường thể hiện giá trị nhiều năm như giá trị xuất nhập khẩu, số lượng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm,...)

 

* Biểu đồ cột chồng (thường gặp khi vẽ giá trị của một ngành, hay nhóm ngành,... trong tổng số của một vùng hay của cả nước,... như sản lượng thủy sản hay sản lượng lương thực của ĐB sông Cửu Long so với cả nước,... ):

* Biểu đồ đồ thị thể hiện sự tăng trưởng (thường vẽ tốc độ tăng trưởng qua nhiều năm của một hay nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế,... như tốc độ tăng GDP theo giá so sánh năm 1994 phân theo thành phần kinh tế,... ):

 

* Biểu đồ miền (thường vẽ để thể hiện cơ cấu qua nhiều năm, như cơ cấu GDP, cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu các ngành từ 4 năm trở lên, đơn vị cần xử lý ra %):

 

* Biểu đồ cột kết hợp đường (như biểu đồ đường nhiệt độ, cột lượng mưa, biểu đồ cột dân số, đường gia tăng dân số, biểu đồ cột là sản lượng than, dầu mỏ, đường là sản lượng điện,...):
* Vẽ các dạng biểu đồ và nhận xét, giải thích:


- Cần lưu ý: Nếu các đề thi có thêm số liệu mới thì cũng xử lí số liệu (nếu cần) và vẽ biểu đồ tương tự theo yêu cầu câu hỏi.

- Nhận xét: thường có ý nhận xét chung (tổng thể), sau đó là nhận xét riêng, cụ thể đối tương nào tăng, đối tượng nào giảm, hoặc không tăng, không giảm trong những năm nào, giai đoạn nào (nêu cụ thể, rõ từng ý, từ ý lớn đến ý nhỏ, không bỏ sót ý).

- Giải thích: dựa vào kiến thức đã học để lí giải, giải thích chính xác, đủ ý (lí giải, giải thích đủ các ý lớn đến ý nhỏ, không bỏ sót ý).

Xem thêm