Trận Như Nguyệt
Được đăng bởi Quản trị KD-sa.th.11    05/02/2021 13:20


           Ý nghĩa lịch sử trận Như Nguyệt

Ngày 18/1/1077, Quách Quỳ chỉ huy khoảng 100.000 quân Tống với 10.000 thớt ngựa, 200.000 dân phu dựng cầu phao, đóng bè, chuẩn bị vượt sông Như Nguyệt (sông Cầu) tiến về Thăng Long.

Phía quân Đại Việt với khoảng 60.000 quân chính thức và lực lượng tiếp vận khoảng trên 15.000 người do Lý Thường Kiệt chỉ huy dựa vào chiến tuyến sông Cầu từ ngã ba sông Cà Lồ - sông Cầu (Đa Phúc) đến Vạn Xuân (Phả Lại) đã đánh bại hai cuộc tiến công vượt sông của quân Tống.

Kết thúc trận chiến, quân Tống thiệt hại khoảng 8 vạn quân và 8 vạn phu. Toàn bộ chi phí chiến tranh ngốn mất 5.190.000 lạng vàng. Thất bại này khiến nhà Tống bỏ ý định xâm chiếm Đại Việt.

Những mốc thời gian liên quan

Ngày 8/1/1077, lực lượng bộ binh của đại quân nhà Tống bắt đầu tràn qua biên giới Đại Việt theo ngả Lạng Sơn.

Ngày 18/1/1077, quân Tống kéo đến bờ bắc sông Cầu đợi thủy quân đến hội hợp, hỗ trợ vượt sông.

Cuối tháng 2/1077, Lý Thường Kiệt sử dụng thủy quân vượt sông đánh úp vào cụm quân ở Như Nguyệt, diệt quá nửa quân địch.

Tháng 3/1077, quân Tống rút lui khỏi Đại Việt với sống lượng quân chỉ còn 23.000 và 3.174 thớt ngựa.

Danh tướng Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) là nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc, ông từng làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông.

Lý Thường Kiệt từng chỉ huy chiến dịch chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075–1076) và đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống (1077).

Lý Thường Kiệt là tác giả của “Nam quốc sơn hà” – bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ nhất của Việt Nam.

Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liệt ông vào một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

http://btlsqsvn.org.vn

http://baotanglichsu.vn

http://www.bacninh.gov.vn

Xem thêm